Viện Khoa Học Thủy Lợi Việt Nam: Hành Trình 65 Năm Đổi Mới Và Phát Triển

Trong suốt chiều dài lịch sử hoạt động gần 65 năm xây dựng và phát triển, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam luôn là một trong những đơn vị tiên phong nghiên cứu, giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn và có nhiều đóng góp trong sự phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng, kinh tế xã hội nói chung.

Hình ảnh Viện Khoa học Thủy Lợi

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam được thành lập từ năm 1959, tiền thân là Học Viện Thủy lợi và Điện lực

  • Đến năm 1978: được tách ra thành Viện Khoa học Thủy lợi và Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
  • Ngày 20/05/2007: Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 594/QĐ-TTg thành lập Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Viện Khoa học Thủy lợi và Viện Khoa học Thủy lợi Miền nam

Viện Khoa học Thủy lợi được thành lập để: Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học phục vụ công ích; Thử nghiệm và chuyển giao công nghệ; Đào tạo cán bộ trên đại học, hợp tác quốc tế và Tư vấn đầu tư, xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện và môi trường.

Bên cạnh đó nhiệm vụ của Viện là:

  • Tham mưu cho Bộ về chiến lược, các chương trình trọng điểm, kế hoạch về khoa học công nghệ thủy lợi, thủy điện, môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Cung cấp luận cứ khoa học phuc vụ lập kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
  • Xây dựng thể chế chính sách và định mức kinh tế kỹ thuật.
  • Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tiên tiến vào phục vụ sản xuất, an ninh quốc phòng.
  • Hợp tác quốc tế và đào tạo nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao và một số nhiệm vụ cụ thể khác thuộc lĩnh vực thủy lợi, thủy điện, phòng chống thiên tai,…

Viện Khoa học Thủy lợi gồm có 16 thành viên trong đó có 03 Ban tham mưu và 13 đơn vị trực thuộc gồm có: 03 viện vùng, 06 viện chuyên đề, 01 phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông biển và 03 trung tâm trực thuộc. Đội ngũ cán bộ tính đến thời điểm hiện tại là 1.100 người, số cán bộ khoa học có trình độ cao chiếm gần 50% có: 03 Giáo sư, 23 Phó giáo sư, 63 Tiến sĩ, 398 Thạc sĩ. Ngoài ra còn có nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế làm việc tại Viện với tư cách là thành viên Hội đồng khoa học, cố vấn và giảng viên đào tạo sau đại học của Viện.

Về công tác nghiên cứu, phát triển và cải tiến công nghệ; ứng dụng công nghệ mới, Viện đã tập trung nghiên cứu trọng tâm trên cơ sở kế thừa các thế mạnh và nền tảng về khoa học của Viện đã được xây dựng từ trước đó là:

  • Tưới tiên tiến tiết kiệm nước
  • Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công tình thủy lợi
  • Thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản
  • Phòng tránh giảm nhẹ thiên tai

Trong những năm vừa qua, Viện đã thực hiện hàng trăm đề tài, dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh và chuyển giao nhiều sản phẩm khoa học công nghệ được Chính phủ, các Bộ, Ngành và Địa phương đánh giá cao. Trong số các đề tài cấp Quốc gia, cấp Bộ, và cấp Tỉnh đã nghiệm thu, 100% số đề tài nghiệm thu đều đạt trở lên và các nhiệm vụ phần lớn đều áp dụng và chuyển giao vào thực tế sản xuất ở những mức độ khác nhau đạt hiệu quả, nhiều đề tài đã được cấp bằng sáng chế, giải pháp hữu ích, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới của ngành. Trong giai đoạn này, Viện được cấp 39 bằng độc quyền sáng chế; 96 giải pháp hữu ích và TBKT; 122 bài báo ISI; 850 bài báo đăng trên Tạp chí trong nước; 29 sổ tay hướng dẫn và 51 quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được Bộ, Cục Thủy Lợi và các Bộ, Ngành ban hành.

Ngoài công tác nghiên cứu, phát triển và cải tiến công nghệ; ứng dụng công nghệ mới, Viện Khoa học Thủy lợi Việt nam cũng rất chú trọng vài công tác an sinh xã hội:

  • Trước tình hình thiên tai bất thường, cực đoan năm 2020 Viện đã nghiên cứu và triển khai quy trình công nghệ “Dự báo xâm nhập mặn vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long”, đã cung cấp kịp thời thông tin dự báo độ mặn và nguồn nước với độ tin cậy khá cao, các số liệu dự báo xâm nhập mặn và tính toán dòng chảy của Viện đã cập nhật liên tục phục vụ rất hiệu quả cho chỉ đạo điều hành lấy nước phục vụ sản xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương.
  • Cuối năm 2020: do bão, ngâp ngập lụt đặc biệt là lũ quét và và sạt lở đất kinh hoàng xảy ra tại khu vực miền Trung, Viện đã tập hợp các cán bộ khoa học đang tham gia đề tài cảnh báo sạt lở đất tại Quảng Nam nhanh chóng vào cuộc để tham gia công tác xác định sạt lở, hỗ trợ tìm kiếm cứu nan, cứu hộ cũng như giải thích cơ chế và nguyên nhân gây ra thiệt hại về người và tài sản.
  • Viện đã tổ chức hàng trăm lớp tập huấn chuyển giao cho hơn 4000 lượt cán bộ khuyến nông, thủy lợi và nông dân tham gia về công tác quản lý thủy nông, tưới tiết kiệm nước, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Với những đóng góp rất lớn cho xã hội, kinh tế, Viện đã vinh dự được nhà nước trao tặng nhiều Huân chương, Bằng khen và Cờ thi đua như:

+ Huân chương lao động hạng Ba năm 1980, 2994

+ Huân chương lao động hạng Nhì năm 1984, 2000

+ Huân chương lao động hạng Nhất năm 1989, 1997

+ Huân chương Độc lập hạng Ba năm 1994, 2003

+ Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 2000

+ Huân chương Độc lập hạng nhất năm 2009

– Năm 2024: Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam vinh dự nhận được giải thưởng “Nhà lãnh đạo các đơn vị – doanh nghiệp tiêu biểu vì sự nghiệp phát triển quốc gia thịnh vượng”

  • Ngoài ra viện còn nhận được nhiều giải thưởng trong nước cũng như quốc tế vầ khoa học và công nghệ:

+ 01 Giải thưởng Hồ Chí Minh cho sản phẩm khoa học công nghệ

+ 16 giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam

+ 01 giải vàng Quốc tế – Giải sáng tạo khoa học tại Seoul Hàn Quốc

+ 02 Huy chương Đồng tại triển lãm sáng tạo Khoa học ở Matxcova

+ Giải nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn – Giải thưởng Nhân tài Đất Việt

+ 39 bằng độc quyền sáng chế, 96 giải pháp hữu ích và tiến bộ kỹ thuật cùng hàng trăm Bằng lao động sáng tạo và nhiều bản quyền tác giả.

Với bề dày thành tích gần 65 năm hoạt động, Việc Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng chuyển giao mang lại hiệu quả cao, đã đóng góp không nhỏ cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Các thành tích đã đạt được là sự phấn đấu không ngừng nghỉ của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Viện và các cán bộ, viên chức, người lao động trong toàn Viện.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 171 Sơn Tây – Đống Đa – Hà Nội
  • Liên hệ: 0243 8522 086
  • Fax: 0243 5632 827

Cùng chuyên mục

 

Về Tập đoàn VAS | Vững vàng Tâm thép | VAS Group