Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc: Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường

   Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc (huyện Điện Bàn) được đánh giá là KCN xanh – sạch – đẹp không những của tỉnh Quảng Nam mà còn là mô hình phát triển bền vững của cả nước.
Mới đây, ngày 4 tháng 1 năm 2021 Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh giảm diện tích khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc từ 390 ha xuống còn 357,08 ha. Đây là khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Quảng Nam, khu công nghiệp tập trung thu hút các ngành như cơ khí, điện tử, vật liệu xây dựng, chế tạo, thực phẩm,… Hiện nay đã có 63 dự án đăng ký đầu tư vào Khu công nghiệp, trong đó có 33 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư gần 3.0006 tỷ đồng và hơn 500 triệu USD.

   KCN Điện Nam – Điện Ngọc nằm ở vị trí thuận lợi, giáp Tp.Đà Nẵng nên có ưu thế về giao thông vấn tải như: gần Sân bay quốc tế Đà Nẵng, gần Cảng nước sâu Tiên Sa, đường Xuyên Á, QL 1A, QL 14, cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi. Địa chất công trình tại KCN rất tốt nên chi phí xây dựng cũng thấp hơn các KCN khác. Đặc biệt KCN sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ với đầy đủ các tiện ích phục vụ nhà đầu tư như: đường giao thông nội khu, hệ thống thông tin liên lạc, cấp điện, nhà máy cấp nước, các dịch vụ tài chính ngân hàng, đồn công an, cục hải quan…
Nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, Công ty CP Phát triển đô thị và KCN Quảng Nam – Đà Nẵng xem việc ưu tiên giải quyết cấp bách vấn đề môi trường cho KCN Điện Nam – Điện Ngọc là sự sống còn của chính công ty và của cả KCN. Đến nay, KCN Điện Nam – Điện Ngọc là đơn vị duy nhất tại Quảng Nam có trạm quan trắc môi trường hiện đại, thiết bị được nhập khẩu từ Đức.
Ngoài ra, công ty đã xây dựng và đưa vào hoạt động Nhà máy xử lý nước thải tập trung với tổng công suất: 5.000m3/ngày đêm, tổng mức đầu tư 50,583 tỷ đồng.

   Lãnh đạo KCN cho biết: từ khi nhà máy xử lý nước thải đi vào hoạt động, tình trạng gây ô nhiễm môi trường về nước thải của KCN gần như chấm dứt. Hiện nay, toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác thải thông thường phát sinh trong KCN được các nhà máy tự thu gom, phân loại, lưu trữ và ký kết hợp đồng với Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Quảng Nam vận chuyển và xử lý triệt để.
Bên cạnh đó, trên 15% diện tích đất KCN được trồng cây xanh giúp giảm bụi và tiếng ồn, đồng thời bản thân các nhà máy đã thực hiện việc khống chế, xử lý đến mức tối đa đúng theo bản cam kết hoặc bản đánh giá tác động môi trường mà doanh nghiệp đó được phê duyệt.
Với thành quả đạt được trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, Khu KCN Điện Nam – Điện Ngọc trong thời gian qua đã tạo cho các nhà đầu tư cảm giác yên tâm, tin tưởng khi được làm việc trong môi trường trong sạch. Đây cũng là một trong những yếu tố tích cực góp phần thu hút các nhà đầu tư xây dựng nhà máy vào KCN.

   Ngày 23/07/2022 tại trung tâm hội nghị Forevermark – 614 Lạc Long Quân, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội, Hiệp hội Thông tin, Tư vấn Kinh tế Thương mại Việt Nam đã tổ chức tổng kết Chương trình truyền thông Xây dựng và Phát triển Nền kinh tế Xanh Quốc gia” năm 2022. Dự án KCN Điện Nam – Điện Ngọc do Công ty cổ phần phát triển đô thị & KCN Quảng Nam Đà Nẵng phát triển đã vinh dự là 01 trong 10 Dự án KCN trên cả nước được nhận danh hiệu “Khu Công Nghiệp Xanh – The Green Industrial Park” năm 2022. Đây là năm thứ 4 liên tiếp KCN Điện Nam – Điện Ngọc vinh dự nhận giải thưởng này.
Chương trình được thực hiện với mục đích góp phần tuyên truyền tới toàn xã hội chung tay bảo vệ môi trường, phát huy phong trào bảo vệ môi trường tới từng tổ chức, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp, khu công nghiệp. Đồng thời đây là một sự ghi nhận những đóng góp to lớn nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể Công các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong công cuộc phát triển kinh tế bền vững gắn liền công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời giải thưởng ghi nhận KCN Điện Nam – Điện Ngọc thực hiện tốt luật môi trường, áp dụng quy trình quản lý và xử lý rác thải và nước thải tiên tiến và an sinh xã hội.

Để được cấp “Khu Công Nghiệp Xanh – The Green Industrial Park 2022”, nhà đầu tư và dự án phải đạt đủ các tiêu chí sau:
– Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và lao động.
– Nhà đầu tư phát triển hạ tầng kết cấu khu công nghiệp cung cấp đầy đủ dịch vụ cơ bản theo quy định pháp luật bao gồm: Dịch vụ hạ tầng thiết yếu (điện, nước, thông tin phòng cháy, chữa cháy…) và các dịch vụ khác liên quan.
– Dành tối thiểu 25% diện tích đất khu công nghiệp cho công trình cây xanh, giao thông, các hạ tầng dịch vụ…
– Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có cơ chế phối hợp thực hiện giám sát đầu vào và đầu ra của khu công nghiệp về sử dụng năng lượng nước, các vật liệu sản xuất thiết yếu, quản lý hóa chất độc hại; lập báo cáo định kỳ hàng năm về các kết quả đạt được trong hoạt động hiệu quả tài nguyên và giám sát phát thải của khu công nghiệp, báo cáo ban quản lý khu công nghiệp của địa phương.
– Thực hiện các công tác an sinh xã hội tại địa phương…

Cùng chuyên mục