Diễn đàn Xây dựng Văn hóa số – Kinh tế số – chuyển đổi xanh và phát triển bền vững và Lễ công bố ghi nhận nhà Lãnh đạo – đơn vị – doanh nghiệp tiêu biểu vì sự nghiệp phát triển Quốc gia thịnh vượng trong khuôn khổ chương trình truyền thông “Xây dựng và Phát triển Nền kinh tế Xanh Quốc Gia lần thứ 10”

Diễn đàn Xây dựng Văn hóa số – Kinh tế số – chuyển đổi xanh và phát triển bền vững và Lễ công bố ghi nhận nhà Lãnh đạo – đơn vị – doanh nghiệp tiêu biểu vì sự nghiệp phát triển Quốc gia thịnh vượng trong khuôn khổ chương trình truyền thông “Xây dựng và Phát triển Nền kinh tế Xanh Quốc Gia lần thứ 10”

Diễn đàn Xây dựng Văn hóa số – Kinh tế số – chuyển đổi xanh và phát triển bền vững và Lễ công bố ghi nhận nhà Lãnh đạo – đơn vị – doanh nghiệp tiêu biểu vì sự nghiệp phát triển Quốc gia thịnh vượng” được diễn ra lúc 8:00 ngày hôm nay, 10/08/2024 tại tại Bảo Tàng Hồ Chí Minh (Nhà Hội Nghị) – Số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Nhằm hưởng ứng Thực hiện chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kiên định nỗ lực rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, thực hiện chuyển đổi thành công phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

Toàn cảnh sự kiện được truyền hình trực tiếp trên kênh VTC 6 do Viện Những Vấn Đề Phát Triển, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị thông tấn báo chí và truyền hình thực hiện.

Tới tham dự sự kiện Ban tổ chức xin trân trọng giới thiệu các vị đại biểu, các vị khách quý. Xin trân trọng giới thiệu.

 -TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên Hiệp các Hội khoa học và Kỹ Thuật Việt Nam; TS Thang Văn Phúc – Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội Vụ, Viện trưởng viện Những vấn Đề Phát Triển; Ts. Nguyễn Minh Hồng – Nguyên thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông; Chủ tịch Hội chuyển đổi số 3; Ông Trần Chiến Thắng – Nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch; Ông Bùi Nguyên Hùng – Nguyên Cục trưởng cục bản quyền; Bà Lương Thị Kim Xuân, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam – ASEAN.

Cùng các đại biểu đại diện các sở ban ngành, các hiệp hội Trung ương và Hà Nội, đại diện các đại biểu là lãnh đạo đơn vị, bệnh viện, doanh nghiệp từ các tỉnh/thành phố trên cả nước, các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Hà Nội đến tham dự và đưa tin cho sự kiện đặc biệt này. Xin trân trọng kính mời các quý vị đại biểu, khách quý, đơn vị, doanh nghiệp đứng lên làm lễ chào cờ.

Xin trân trọng kính mời các quý vị đại biểu, khách quý, đơn vị, doanh nghiệp đứng lên làm lễ chào cờ.

Kính thưa quý vị và các vị khách quý! Với nhận thức ngày càng cao về biến đổi khí hậu và tình trạng cạn kiệt tài nguyên, các quốc gia, doanh nghiệp, và cá nhân đều nhận ra rằng nền kinh tế – xã hội cần phải chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững, trong đó chuyển đổi số chính là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho chuyển đổi xanh, được dẫn dắt bởi yếu tố trọng tâm là con người.

Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới. Đại hội XIII của Đảng đã xác định, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là hai chuyển đổi quan trọng nhất để Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao, hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045. Trong định hướng chuyển đổi số năm 2024, Chính phủ đã lựa chọn phát triển kinh tế số dựa trên 4 trụ cột chính: Công nghệ thông tin và truyền thông, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số và dữ liệu số.

Tại diễn đàn, ông TS Thang Văn Phúc – Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội Vụ, Viện trưởng viện Những vấn Đề Phát Triển nhấn mạnh vai trò của văn hoá số trong văn hoá doanh nghiệp và văn hoá xã hội.

Có thể nói văn hóa là vấn đề nền tảng, cốt lõi, càng không thể đi chậm và đi sau các lĩnh vực khác. Chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu khoa học-kỹ thuật mới vào bảo tồn, gìn giữ, phát triển, lan tỏa các giá trị văn hóa, mở ra những cánh cửa lớn để thế giới biết nhiều hơn về nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc.

Với một tầm nhìn Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn nhằm chung tay cụ thể hóa mục tiêu năm 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Chuyển đổi số, đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng trân trọng thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.

TS Thang Văn Phúc – N. Thứ trưởng Bộ Nội Vụ, Viện trưởng viện Những vấn Đề Phát Triển

Bên cạnh chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh và phát triển bền vững là một trong những trọng tâm mà Đảng và Nhà nước quan tâm trong hoạch định chính sách phát triển nền kinh tế quốc gia.  Ông Bùi Nguyên Hùng – Nguyên Cục trưởng cục bản quyền – cho rằng chuyển đổi số, kinh tế số có vai trò và tác dụng to lớn đối với tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp.

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Ngày Chuyển đổi số, đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng trân trọng thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước chung tay đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, đồng thời truyền tải thông điệp “Chuyển đổi số một cách tổng thể, xuyên suốt, toàn diện, bao trùm, liên thông nhưng có trọng tâm trọng điểm; với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp.

Năm 2024 được xem là năm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế-xã hội. “Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số.

Ông Bùi Nguyên Hùng – Nguyên Cục trưởng cục bản quyền

Chuyển đổi xanh và phát triển bền vững được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

Tại buổi diễn đàn Ts. Nguyễn Minh Hồng – Nguyên thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông; Chủ tịch Hội chuyển đổi số 3 chia sẻ. Đề cao vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm cường độ phát thải khí, rác thải nhựa, xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực để vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo thực hiện các cam kết, đóng góp có trách nhiệm về biến đổi khí hậu cùng cộng đồng quốc tế.  Việt Nam đã xác định các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ với mục tiêu và lộ trình cụ thể để đạt phát thải ròng về “0” vào năm 2050”.

Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang đứng trước không ít thách thức khi vấn đề ô nhiễm trắng có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Cùng với khoảng 50% dân số cả nước sống ở các vùng đất thấp và ven biển, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nước biển dâng.

Phát biểu khai mạc chương trình Ông Thang Văn Phúc –Trưởng ban tổ chức, Viện Trưởng Viện Những Vấn Đề Phát Triển thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ Thuật Việt Nam nhấn mạnh.

Trong phát triển kinh tế thế giới, công cuộc chuyển đổi số và chuyển đổi xanh hay chuyển đổi năng lượng trên thế giới là vấn đề được đề cập nhiều và đang diễn ra rất mạnh mẽ, khẩn trương, gấp rút. Các nước phát triển tăng cường thiết lập các “tiêu chuẩn”, quy phạm pháp luật cho kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải các-bon, nhất là việc triển khai áp dụng thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu, thí điểm thuế các-bon,…. Việt Nam đã xác định chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là mục tiêu chiến lược. Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là động lực chính của tăng trưởng kinh tế và hai chuyển đổi này cũng sẽ đảm bảo cho một quốc gia phát triển nhanh và bền vững.

Viện Những Vấn Đề Phát Triển thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam thực hiện tổ chức thường niên “Chương trình Truyền thông Xây dựng và Phát triển Nền kinh tế xanh Quốc Gia. Chương trình có ý nghĩa thiết thực, nhằm kịp thời làm tốt công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân cùng toàn thể xã hội về vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Đồng thời ghi nhận những đóng góp to lớn của các nhà quản lý, lãnh đạo, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị đã không ngừng vận hành phát triển hoạt động kinh doanh theo phương châm có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, với môi trường. Nghiên cứu, học hỏi, đổi mới áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào quá trình quản lý, sản xuất kinh doanh từ đó nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, đưa ra những sản phẩm, dịch vụ thực sự có chất lượng cao, thân thiện với môi trường hướng tới lợi ích của người tiêu dùng và phát triển bền vững vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Chương trình truyền thông “Xây Dựng Và Phát Triển Nền Kinh Tế Xanh Quốc Gia” lần thứ 10 được thực hiện từ ngày 18/03/2024 đến 31/07/2024, mặc dù trong bối cảnh khó khăn nhưng chương trình đã nhận rất nhiều bộ hồ sơ của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp gửi về và thông qua quá trình làm việc nghiêm túc khách quan của Ban tổ chức đã chọn ra các nhà quản lý, lãnh đạo, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiêu biểu đạt các tiêu chí về chỉ số kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh, quản lý chất lượng, tính đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, tuần hoàn số, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, luật lao động, luật môi trường, luật doanh nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động mang tính xã hội để tôn vinh, trao chứng nhận Xanh. “Bệnh Viện Xanh – Green Hospital”; “Doanh nghiệp phát triển kinh tế xanh bền vững”; “Thương hiệu vì môi trường xanh Quốc gia”; “Sản phẩm thân thiện với môi trường”; “Nhà máy xanh thân thiện”; Khu công nghiệp xanh – Green industrial park”; “Resort Thân Thiện Vì Môi Trường Xanh Quốc Gia”; “Khách Sạn Thân Thiện Vì Môi Trường Xanh Quốc Gia”

Ban tổ chức xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đơn vị, nhà tài trợ đồng hành cùng chương trình.  Xin được cảm ơn Công Ty Cổ Phần – Tổng Công Ty Tín Nghĩa, Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn VAS Nghi Sơn, Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương, Công Ty Cổ Phần Capella Quảng Nam, Công Ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương, Công Ty TNHH Đầu Tư Thiên Niên Kỷ M I H.

 

Cũng tại buổi lễ này, trưởng Ban tổ chức chương trình khẳng định, với hơn một nghìn lượt đơn vị, doanh nghiệp được tôn vinh, nhận chứng nhận Xanh trong 10 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự nỗ lực phấn đấu vươn lên không ngừng nghỉ của các đơn vị, bệnh viện, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam như: Bệnh viện Thống Nhất, Học Viện Quân Y, Bệnh Viện Phụ Sản TW, Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Đa Khoa Vùng Tây Nguyên, Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Nha Trang, Bệnh viện Hùng Vương,… Tập đoàn VAS Nghi Sơn, Tổng Công ty Tín Nghĩa,  Công ty CP Khoáng Sản và Xây Dựng Bình Dương, Công ty CP Capella Quảng Nam, Công Ty CP Đường Quảng Ngãi, Công ty CP Lương Thực Thực phẩm Colusa-Miliket, Công ty CP Ba Huân, Công ty CP Bánh Kẹo Bảo Minh.… Malibu Hotels Vũng Tàu, Resort La Veranda Phú Quốc, Citadines Marina Halong, Khách sạn Azerai La Residence Huế, Khách Sạn Dầu Khí Thái Bình…và các đơn vị được vinh danh khác khẳng định vị thế, uy tín, lòng tin của đối tác và người tiêu dùng trong nước và quốc tế, đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển kinh tế bền vững của đất nước.

Sự phát triển về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam góp phần quyết định vào việc thực hiện mục tiêu đưa nước ta đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp và thực hiện các mục tiêu tiếp theo đến năm 2030 trở thành nước công nghiệp hiện đại và năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Đây là mục tiêu lớn, đầy tham vọng nếu tính đến thực trạng doanh nghiệp Việt Nam cũng như những khó khăn, thách thức đối với sự phát triển doanh nghiệp … ảnh hưởng tác động từ kinh tế, chính trị thế giới làm sự dịch chuyển chuỗi giá trị, yêu cầu của đối tác, thị trường theo hướng sản xuất và tiêu dùng bền vững, xu hướng kinh tế xanh, kinh tế số, cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ; các cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26); vấn đề thuế các-bon, công cụ kiểm chứng các-bon được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới…đang đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đổi mới để bắt kịp xu thế mới nếu không sẽ bị giảm sức cạnh tranh và bị mất cơ hội tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ban tổ chức hi vọng với những tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được tôn vinh, nhận chứng nhận cao quý ngày hôm nay sẽ tiếp tục phát huy, giữ vững được những thành quả đã đạt được, tiếp tục toả sáng, tiếp tục từng bước hài hòa 3 mục tiêu của tam giác phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường, sẽ không ngừng cập nhật, đào tạo con người, đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại, áp dụng tiêu chuẩn 5S, tiên phong xây dựng chuyển đổi và vận hành quy trình sản xuất khép kín theo phương châm sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, với môi trường, tiếp tục là những nhân tố tạo thành hiệu ứng tích cực về phát triển bền vững trong xã hội cũng như cộng đồng doanh nghiệp. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, ban tổ chức hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp chính sách, thông tin xúc tiến thương mại về thị trường trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh và mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác kinh tế – thương mại với nước ngoài; Tăng cường phối kết hợp thực hiện các hoạt động công tác thông tin, truyền thông về môi trường tới cộng đồng xã hội trên cả nước.

Cùng chuyên mục